4 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo khi sử dụng thước đo cao
Dụng cụ đo độ cao hay còn được gọi là thước đo cao, được sử dụng để đo khoảng cách, vị trí của chi tiết gia công bằng phép đo được thực hiện từ điểm tham chiếu (thường là bề mặt granite) cho tới vật mẫu.
Thước đo cao có nhiều chủng loại khác nhau, thiết kế đơn giản nhất là thước đo cơ khí (Vernier) đo đơn giản cho tới loại thước đo cao điện tử (kỹ thuật số) sử dụng động cơ đa tính năng. Chi phí đầu tư khá thấp nhưng độ chính xác của thước đo cao là đảm bảo để đo kiểm nhanh chóng ngay tại phân xưởng và thậm chí rất chính xác để thực hiện QC/QA với các loại thước đo cao cấp. Vậy khi sử dụng thước đo cao cần chú ý đến những yếu tố nào? Hãy cùng kim khí bách khoa tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Những yếu tố Ảnh hưởng đến kết quả đo
1. Môi trường
Môi trường là yếu tố chính góp phần làm thay đổi kết quả đo, mà cụ thể hơn là nhiệt độ, đặc biệt cho các thước đo cao cỡ lớn. Tuy nhiên, giờ đây bộ điều khiển thước đo cao có thể tự bù theo nhiệt độ của môi trường, giúp hạn chế tối đa sai số. Bên cạnh đó, bề mặt đặt tham chiếu cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình và kết quả đo. Việc đọc số liệu đo sẽ bị ảnh hưởng nếu bề mặt không phẳng hoặc có dị vật như vụn phôi. Bụi bẩn trên mặt phẳng tham chiếu, trong không khí dưới dạng sương, dầu hay bụi bám trên thang đo cũng có thể là nguồn gây sai số.
2. Độ tham chiếu
Là một phần vô cùng quan trọng của quá trình đo chiều cao. Quá trình đặt tham chiếu có thể diễn ra một, hai hoặc ba lần để đảm bảo không có bất cứ bụi bẩn hoặc những ảnh hưởng khác làm lệch vị trí thiết lập (gốc 0). Đầu tiếp xúc cũng cần được cố định chắc chắn để không gây sự sai lệch trong phép đo.
Đường kính của đầu do cũng ảnh hưởng không nhỏ tới phép đo. Nhà sản xuất thước đo độ cao luôn cung cấp một vật mẫu và bài kiểm tra chuyên dụng kèm máy để kiểm tra kích thước đầu dò. Bài kiểm tra này nên được thực hiện tối thiểu 2 lần.
3. Vận hành không giây
Giờ đây, việc truyền dữ liệu từ thước đo cao tới máy tính và thiết bị thu thập dữ liệu đã được chuyển sang dạng truyền thông không dây. Chỉ cần một thiết bị phát được gắn vào cổng và bộ thu nhận gắn với máy tính. Trong tương lai, truyền tải dữ liệu không dây đã xóa bỏ hoàn toàn những bất tiện do dây truyền dữ liệu gây ra.
Mạng lưới không dây mới nhất sử dụng công nghệ sóng radio công suất cực thấp và thiết lập đường truyền cực kỳ ổn định và không nhiễu. Thu thập dữ liệu không dây sẽ loại bỏ lỗi sao chép, chữ viết tay không thể đọc được, đánh máy sai, mất dữ liệu và ghi đè dữ liệu.
Ngoài các cải tiến không dây, các thước đo cao trong tương lai sẽ tích hợp màn hình đầy đủ tính năng với màu sắc, hình ảnh và hướng dẫn để giúp người dùng thực hiện các phép đo phức tạp dễ dàng hơn.
4. Người sử dụng
Một trong những nguyên nhân chính gây nên kết quả đo sai nằm ở người vận hành/sử dụng thước đo. Các loại thước đo cao vẫn hoạt động theo cách thủ công để thiết lập vị trí cảm biến với phôi đo (lấy gốc 0). Khi thực hiện thao tác chạm và thả công tắc cảm biến để kích hoạt phép đo, người vận hành có tác động đáng kể đến hiệu suất của máy. Lực chạm và tốc độ chạm có thể làm biến thiên kết quả đo lường.
Thiết kế của thước đo cao cũng xuất hiện thêm các biểu tượng hiển thị để người sử dụng thiếu kinh nghiệm dễ dàng quan sát và vận hành hơn. Nhiều thước đo cao phân khúc tầm trung và cao cấp kết hợp động cơ điều khiển vào đầu cảm biến để đảm bảo tốc độ đo và lực chạm phù hợp - ổn định, giúp cải thiện chất lượng tổng thể của phép đo.
Các thước đo độ cao này cũng kết hợp với các bộ điều khiển, vận hành chỉ với một nút bấm không cần sự can thiệp của các vận hành viên.
Hình ảnh: Thước đo cao điện tử Mitutoyo
Một số lưu ý khi lựa chon thước đo cao
Giá thành và độ chính xác là hai yếu tố chính cần quan tâm khi lựa chọn thước đo cao. Với dòng thước đo cao điện tử, độ chính xác và độ lặp còn quan trọng hơn cả độ phân giải. Một điều cần lưu ý khi chọn mẫu thước đo cao là sản phẩm đó phải phù hợp với dung sai yêu cầu.
Các phiên bản thước cơ học hiển thị kỹ thuật số, phiên bản hiển thị bằng đồng hồ kim, hay phiên bản điện tử đều có giá rất phải chăng, phù hợp để thay thế thước đo cao cơ khí truyền thống.
>>> Xem thêm: Các mẫu thư đo cao (tại đây)
Trên đây là một số thông tin cơ bản nhưng rất hữu ích về thước đo cao mà kim khí bách khoa muốn gửi đến các bạn. Kim Khí Bách Khoa cung cấp và phân phối thước đo cao của các thước hiệu nổi tiếng như Insize, Mitutoyo,... được nhập từ Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Singapore,... Để được tư vấn miễn phí hãy gọi ngay vào hotline: 0858110456