Kim khí Bách Khoa

Chia sẻ 4 phương pháp nhiệt luyện trong gia công cơ khí.

MR Đức
Ngày 26/10/2020

Nhiệt luyện trong gia công cơ khí là công nghệ nung nóng kim loại, hợp kim đến nhiệt độ xác định, giữ nhiệt tại đó trong một thời gian thích hợp rồi sau đó làm nguội với tốc độ quy định là để làm thay đổi tổ chức, do đó nhận được cơ tính và tính chất khác theo ý muốn.

Trong gia công cơ khí, có rất nhiều vật liệu các nhau như thép, gang, inox, nhôm .v.v.v. Và vật liệu kim loại thì có rất nhiều loại khác nhau với nhiều độ cứng khác nhau, đó là nhờ quá trình nhiệt luyện trong gia công cơ khí. Vậy trong gia công cơ khí có những phương pháp nhiệt luyện gì hãy cùng kim khí bách khoa tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

1. Phương pháp Thường hóa

Định nghĩa: Thường hóa là phương pháp nhiệt luyện bao gồm nung nóng thép đến trạng thái hoàn toàn là austenit (cao hơn Ac3 hay Acm), giữ nhiệt rồi làm nguội trong không khí tĩnh để austenit phân hóa thành tổ chức gần ổn định.

Mục đích:

  • Giúp thép có độ cứng cao hơn, độ dẻo thấp hơn so với ủ  để phù hợp cho gia công cắt gọt.
  • Làm nhỏ hạt thép ( do nguội nhanh hơn ủ)
  • Làm mất lưới XeII của thép sau cùng tích vì cơ tính rất xấu.

2. Phương pháp Tôi

Định nghĩa: Tôi thép là phương pháp nhiệt luyện nung thép đến nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tới hạn (Ac1) để làm xuất hiện Austenit, giữ nhiệt rồi làm nguội nhanh để biến nó thành Mactenxit hay các tổ chức không ổn định khác có độ cứng cao.

Mục đích: Tăng độ bền, tăng khả năng chịu tải của chi tiết

3. Phương pháp Ram

Định nghĩa: Ram là phương pháp nhiệt luyện nung nóng thép đã qua tôi đến nhiệt độ thấp hơn Ac1 giữ nhiệt để Mactenxit và Austenit dư phân hoá thành các tổ chức có cơ tính phù hợp rồi làm nguội

Mục đích: 

  • Làm giảm ứng suất bên trong để không gây ra nứt, cong vênh, gẫy và hư hỏng chi tiết khi làm việc
  • Biến tổ chức Mactenxit và Austenit dư thành các tổ chức khác có cơ tính thích hợp với điều kiện làm việc của chi tiết

4. Phương pháp Ủ

Định nghĩa: Ủ thép là phương pháp nung nóng thép đến nhiệt độ nhất định, giữ nhiệt thời gian rồi làm nguội chậm( cùng lò) với tốc độ < 200độ/1h để đạt được tổ chức cân bằng, với độ cứng thấp nhất, độ dẻo cao nhất

Mục đích: 

  • Làm giảm độ cứng của thép để phù hợp gia công cắt gọt.
  • Làm tăng độ dẻo để dễ gia công áp lực.
  • Khử ứng suất bên trong sau các nguyên công gia công cơ khí, đúc, hàn.
  • Làm đồng đều về nồng độ trong thép.
  • Làm nhỏ hạt thép.

Với những phương pháp trên thì vật liệu phôi sau quá trình nhiệt luyện sẽ có độ cứng khác nhau, dẫn đến sự lựa chọn về dụng cụ cắt gọt cũng khác nhau. Chính vì vậy bạn nên lựa chọ các loại dao phay, mũi khoan, mũi taro... sao cho phù hợp để gia công tinh sau quá trình nhiệt luyện.

Các bạn cầ tư vấn về dụng cụ cắt gọt, thiết bị đo lường cơ khí xin vui lòng liên hệ kim khí bách khoa để được tư vấn và báo giá

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ KIM KHÍ BÁCH KHOA

Văn phòng Giao dịch: 569 Vũ Tông Phan - Thanh Xuân - Hà Nội

Email: kimkhibachkhoa@gmail.com ;           Hotline: 0858110456

 

Viết bình luận của bạn

Ứng dụng Dao phay hợp kim 2KMB Kyocera phay thép độ cứng cao

MR Đức
|
Ngày 08/01/2022

Kyocera giới thiệu đến khách hàng dải sản phẩm Solid Ball Nose End Mill for Machining Hardened Material (Micro Solid Tools) mới được nghiên cứu ứng dụng...

Xem thêm

4 Nguyên nhân chính gây nên hư hỏng của vòng bi công nghiệp, a

MR Đức
|
Ngày 24/12/2021

Trong bảo trì công nghiệp hiện nay, việc sử dụng một số thiết bị lắp đặt, căn chỉnh chẩn đoán lỗi thiết bị đã tạo...

Xem thêm

Kinh nghiệm sử dụng mũi khoan từ hiệu quả

MR Đức
|
Ngày 20/12/2021

Mũi khoan từ ngày càng được ứng dụng nhiều vào trong các ngành công nghiệp, cơ khí nhu cầu nâng cao kỹ thuật gia công...

Xem thêm

ĐỐI TÁC DOANH NGHIỆP LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI

Giỏ hàng